Triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” giai đoạn 2023 – 2030 trong ngành Giáo dục huyện Tân Hồng

Đăng ngày: 2023-03-23 13:46:34
Sửa ngày: 2023-03-23 13:46:34
Ngày ký: 23/03/2023
Ngày hiệu lực: 23/03/2023
Người đăng: Trương Khắc Dũng

Tên file: KE-HOACH-TRIEN-KHAI-QD-977-TIEP-CAN-PHAP-LUAT.pdf
Kích thước: 562.28 KB
Tải về


UBND HUYỆN TÂN HỒNG

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 394/KH-PGDĐT

Tân Hồng, ngày 23 tháng 3 năm 2023

 KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” giai đoạn 2023 – 2030 trong ngành Giáo dục huyện Tân Hồng

Thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng về triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” giai đoạn 2023 – 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (viết tắt là Đề án), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong ngành Giáo dục như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích
  3. a) Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra tại Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng.
  4. b) Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
  5. Yêu cầu
  6. a) Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đềán, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.
  7. b) Các trường tham gia phối hợp phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
  8. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
  9. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân
  10. a) Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS. Thực hiện công tác thông tin, truyền thông bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. b) Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS. Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ của các Các trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, TH-THCS và THCS.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. c) Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS. Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. d) Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù, học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

– Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật, hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

đ) Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS. Tổ chức bình chọn, tôn vinh, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh gương mẫu, người tốt, việc tốt trong xây dựng, bảo vệ, thực hiện pháp luật; thu hút, biểu dương các sáng kiến hữu ích trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. 2. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của Hiệu trưởng trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS.
  2. a) Nâng cao nhận thức, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động tự giám sát, tự kiểm tra quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Rà soát, bảo đảm điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh các thông tin pháp luật, thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại; thực hiện dân chủ ở cơ sở; đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. b) Củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường trong bảo đảm, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, trọng tâm là xây dựng, triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn theo định kỳ và tổ chức hội thảo, tọa đàm, cuộc thi,.. chú trọng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. c) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin theo yêu cầu.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

  1. d) Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua, khen thưởng trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà trường trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận pháp luật của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh.

– Thời gian thực hiện: hằng năm (từ năm 2023 – 2030).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này phù hợp chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn; tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án gửi về Phòng Tư pháp chậm nhất ngày 15 tháng 10 hằng năm để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

  1. Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, TH-THCS và THCS

– Hằng năm, căn cứ nội dung của Kế hoạch này và điều kiện thực tiễn, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại đơn vị.

– Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 10 tháng 10 hằng năm để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” giai đoạn 2023 – 2030 trong ngành Giáo dục. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, kịp thời phối hợp với Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Các trường mầm non, mẫu giáo;- Các trường tiểu học;

– Các trường TH-THCS và THCS;
– Lãnh đạo Phòng GDĐT;

– Chuyên viên Phòng GDĐT;

– Trang Thông tin điện tử Phòng GDĐT;
– Lưu: VT, Luận.

TRƯỞNG PHÒNG

 

Nguyễn Tấn Công